Tây Ninh Quê Tôi

1 comment

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy – Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho biết: Ngày 1/1/2014 vừa qua, Thị xã Tây Ninh được Chính phủ quyết định lên thành phố trực thuộc tỉnh Tây Ninh. Chào đón sự kiện này, Đảng bộ và nhân dân Tây Ninh đã có nhiều hoạt hoạt chào mừng thiết thực. Theo đó, Thành phố Tây Ninh sẽ bắn pháo hoa vào giao thừa Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Địa điểm bắn pháo hoa sân tại vận động Tây Ninh.

Pháo hoa tại Tây Ninh
Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, dịp tết Giáp Ngọ này, cùng với Thành phố Tây Ninh, 4 huyện khác trong tỉnh là Hòa Thành, Tân Châu, Trảng Bàng và Gò Dầu cũng được phép bắn pháo hoa phục vụ nhân dân. Kinh phí cho việc bắn pháo hoa hoàn toàn xã hội hóa. UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các nơi được bắn pháo hoa phải thành lập Ban tổ chức, đảm bảo an ninh, trật tự, nhất là an toàn giao thông vì lượng người về xem pháo hoa đông. “UBND tỉnh lưu ý khi vận động các đơn vị, doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí cho việc bắn pháo hoac phải với tinh thần tự nguyện, tránh dư luận xấu, làm mất đi ý nghĩa của việc đóng góp giúp nhân dân vui xuân, đón Tết” - bà Thủy cho hay.

Được biết, tỉnh Tây Ninh cũng vừa có quyết định giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh; Công an tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn việc tổ chức bắn pháo hoa đúng theo quy định.

Vài nét sơ lược về Tây Ninh

1. Núi  "BÀ ĐEN" là tên ngọn núi cách thị xã Tây Ninh 15km, cao 986m, một điểm du lịch nổi tiếng.

núi Bà Đen 

Sự tích núi Bà Đen

***** Nàng Đênh quyết chí đi tu ở núi; cha mẹ ép duyên; nàng trốn biệt tích; tên núi Bà Đênh nói chệch thành Bà Đen. 
- Cô Lý Thị Thiên Hương yêu và định lấy một trí thức tên Lê Sĩ Triệt, nhưng bị tên công tử bắt cóc; nàng tuẫn tiết; vua phong cho nàng là Linh Sơn Thánh mẫu. 
- Nàng Rê Đeng cùng chàng trai đắp núi thi; cuối cùng nàng thắng, tên nàng trở thành tên núi; 
- Nữ Oa và Tứ Tượng thi đắp núi; nếu Tứ Tượng thắng thì thành vợ chồng; cuối cùng nàng thắng; núi nàng đắp trở thanh núi Bà Đen. 
- TS. Thái Văn Chải (trao đổi riêng) bảo rằng: Có một nữ thần của người Khmer, gọi là “Mẹ Đen” (Néang Khmâu), mà hòn núi là bàn chân của bà nên trước đây thường gọi là Phnom Chơn Bà Đen (người Việt gọi núi Chơn Bà Đen). Hiện trên núi còn dấu chân này. Chúng tôi vừa đến đó (2009) và thấy dấu chân này khắc trên đá, lớn hơn dấu chân người một chút. Thuyết thứ 5 có lý nhất.******

Hàng năm vào dịp xuân về, từ chiều 30 tết nguyên Đán đến suốt tháng Giêng, tháng Hai âm lịch - nhất là ngày rằm tháng Giêng, du khách trong tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác ở Nam Bộ đổ về hành hương, lễ bái và tham quan du lịch rất đông đúc.

Rải khắp từ chân núi lên đến đỉnh là những quần thể kiến trúc gồm điện, chùa, miếu, tháp... hầu hết đều phản ánh những đặc trưng của văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Nổi bật trong số những quần thể ấy là điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu (Điện Bà), bên trong có bức tượng đồng Bà Đen. Tục truyền rằng đây chính là nàng Đênh, con một vị quan ở đất Trảng Bàng, xuất gia đầu Phật rồi chết trên núi, sau linh hiển phù hộ giúp đỡ dân chúng trong vùng những lúc mất mùa đói kém hoặc gặp chuyện oan ức. Hàng năm, cứ vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là đến hội vía Bà, khách hành hương đổ về đây lễ bái, tham quan du lịch. Có thể nói, cùng với lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc (An Giang), hội vía Bà Đen (Tây Ninh) là một trong những nét đặc trưng của nền văn hóa dân gian Nam bộ.

Ðường lên đỉnh núi quanh co có nhiều cảnh trí do thiên nhiên tạo ra. Lên cao, về phía đông là ngọn núi Cậu, phía tây bắc là núi Heo và núi Phụng. Trong núi có rất nhiều hang động đẹp. Nhiệt độ ở đây thường thấp hơn nhiệt độ ở Tây Ninh và ở các nơi khác trong vùng.

Hệ thống cáp treo hiện đại giúp du khách tham quan trên đỉnh núi Bà Đen (dài 1200m, mất 20 phút để lên tới )

Tượng phật nằm lớn nhất
Máng trượt ở núi Bà là một hệ thống khép kín, gồm có hai tuyến: tuyến kéo (tuyến lên) dài 1.190m và tuyến trượt (tuyến xuống) dài 1.700m.
Hệ thống tuyến kéo được đặt trên 482 trụ móng, gồm có 102 xe kéo đôi (hai người ngồi cùng một xe), với công suất phục vụ 500 người/giờ. Xuất phát từ nhà ga dưới chân núi, xe được kéo lên với vận tốc 1,2m/giây bởi một tổ hợp 3 môtơ công suất 22KW, có bộ phận chống tuột để bảo đảm xe không bị tuột dốc. Lối lên vượt qua ba đoạn đường ray và ba điểm trung chuyển mới đến Chùa Bà. 

cảm giác đi máng trượt thật thú vị lắm

Điện bà ở trên đỉnh núi nơi linh thiêng nhất

2. Cao Đài và Tòa thánh Tây Ninh


Đạo Cao Đài là một tôn giáo độc thần, tương đối mới, có tính dung hợp. Đạo Cao Đài có tên đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, ra đời tại Nam Kỳ Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX do đức Ngọc Hoàng Thượng Đế - dân gian thường gọi là Ông Trời làm giáo chủ. 

Danh từ “Cao Đài” theo nghĩa đen chỉ “một nơi cao”. Theo nghĩa bóng, được hiểu là nơi cao nhất ở đó Thượng Đế ngự trị; cũng là tên viết tắt dành cho Thượng Đế - người sáng lập ra toàn vũ trụ, có danh xưng đầy đủ là “Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”. 

Đạo Cao Đài có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân tỉnh Tây Ninh nói riêng và vùng Nam Bộ nói chung.Tòa thánh Tây Ninh tọa lạc tại xã Long Thành, huyện Phú Khương, tỉnh Tây Ninh với diện tích 1km2. Tòa thánh được khởi công xây dựng từ năm 1931 đến năm 1947 thì hoàn thành và được khánh thành mùng chín tháng giêng năm Ất Mùi (1955).

Quang cảnh toà thánh Tây Ninh bên ngoài

quang cảnh toà thánh Tây Ninh bên trong

Thánh mẫu
Biểu tượng của đạo cao đài "hình con mắt"

3. Hồ Dầu Tiếng


Cách thị xã Tây Ninh 20km hồ Dầu Tiếng là điểm du lịch nằm trong tuyến liên hoàn giữa thị xã Tây Ninh - Toà thánh Tây Ninh - núi Bà Ðen với diện tích 27.000 ha, có sức chứa 1,5 tỷ m3 nước tưới cho đồng ruộng tỉnh và các tỉnh lân cận( như Long an, Bình-Phước, TPHCM...)

"Hồ dầu tiếng" Tây Ninh
Hồ Dầu Tiếng với khoảng không gian rộng lớn, sơn thủy hoà quyện, các ốc đảo tự nhiên lạ mắt, không khí trong lành, thoáng mát sẽ tạo cho du khách cảm giác thoải mái trong một chuyến du lịch. Ðến nơi đây, quý khách còn được thưởng thức các món ăn thủy sản của địa phương.
Tây Ninh có công trình thủy lợi Dầu Tiếng đóng vai trò chủ lực trong hệ thống phân phối nguồn nước, không chỉ cho riêng tỉnh mà còn tác động đến cả khu vực kinh tế trọng điểm phía nam.

Ðược khởi công xây dựng vào tháng 9-1981, đến đầu năm 1985 hồ Dầu Tiếng chính thức mở nước phục vụ sản xuất. Tính đến nay, toàn hệ thống có tổng chiều dài các kênh gần 1.550 km với ba kênh chính; 64 kênh cấp 1; 448 kênh cấp 2; 671 kênh cấp 3, 4 và 129 kênh tiêu. Thế nhưng chỉ có hơn 129 km, chiếm khoảng 8,77% được kiên cố hóa.

Hiện năng lực tưới của hồ đạt hơn 67.400 ha/vụ cho trong và ngoài tỉnh, đồng thời giúp đẩy mặn, ngọt hóa vùng hạ du sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Ðông, gián tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp cho hơn 32.000 ha trong lưu vực.
Từ khi có hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng, bộ mặt nông thôn các vùng hưởng lợi đã thay đổi hẳn, nhiều vùng đất trước chỉ làm được một vụ nhờ nước trời, nay canh tác đến ba vụ, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng tăng thu nhập cho nông dân và xóa đói, giảm nghèo.
Môi trường sinh thái cũng được cải thiện. Ngoài ra, hàng nghìn hộ dân còn được hưởng lợi từ nguồn nước để nuôi trồng, khai thác thủy sản, nhiều khu công nghiệp, khu dân cư được cấp nước vận hành và nước sạch trong sinh hoạt...

4. Thị Xã Tây Ninh

- Long Điền Sơn

Long Điền Sơn

- Cầu quang

Hình ảnh Cầu Quang vào ban đêm tuyệt đẹp

- Chợ Long Hoa

Chợ Long Hoa

5. Cửa khẩu Mộc Bài -Siêu thị miễn thuế


Cửa khẩu Mộc Bài

Siêu thị miễn thuế

6. "Casino"  Sòng bạc Campuchia 'bao vây' biên giới Việt


Hàng chục casino mọc lên ở biên giới với chủ đích thu hút người Việt Nam. Không ít trường hợp phải bỏ mạng ở xứ người hay bị cắt tai gửi về để cha mẹ mang tiền qua chuộc.

Hình ảnh anh thanh niên đi casino đánh bài
 Từ cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) có thể nhìn thấy casino GoodLuck 9 nằm sát cửa khẩu Bavet của Campuchia.

Casino "Goodluck"

Bên trong casino

7. Đặc Sản Tây Ninh mang hồn sứ nắng


Vùng đất đầy nắng gió Tây Ninh vốn nổi tiếng với những món ăn không quá công phu nhưng lại mang một hương vị riêng, gắn bó hàng ngày với đời sống của người dân nơi đây như muối ớt tôm, mãng cầu Bà Đen, bánh canh Trảng Bàng…

1.Bánh canh Trảng Bàng

Bánh canh vùng nào cũng có, mà hễ nhắc đến là ai nấy lại nghĩ ngay tới vùng đất Trảng Bàng, Tây Ninh. Quả là “danh xứng với thực”.  Dù bánh canh có ở khắp nẻo đường  nhưng chỉ có ăn đúng bánh canh do người Trảng Bàng nấu vẫn là ngon tuyệt thú. 

Bánh canh Trảng Bàng
Tô bánh canh bốc khói với nước lèo trong veo lăn tăn hoa mỡ nóng bỏng khi húp thử, vị ngọt đậm đà tinh tế của xương hầm, gạo thơm, hành lá, gia vị, tiêu cay hòa quyện với sợi bánh canh Trảng Bàng đủ mềm, đủ dai của chất gạo dẻo lắm công phu, cùng những lát thịt mềm ngọt hấp dẫn xui khiến người ta thưởng thức “sạch sẽ” tô bánh canh ngon lành, thể hiện được cái tài hoa khéo léo của người Tây Ninh.

2. Muối ớt tôm Tây Ninh

Nhắc đến ẩm thực Tây ninh thì không thể bỏ qua muối tôm Tây Ninh. Cái vùng đất đầy nắng và gió ấy không có biển để làm ra muối, cũng chả có tôm đặc sản nhưng muối tôm nơi đây vẫn nổi tiếng được bạn bè thế giới biết đến.

Muối ớt Tây Ninh

Làm muối tôm cũng lắm công phu. Này nhé, ớt phải là những quả tươi ngon nhất được đem xay nhuyễn cùng tôm, rồi mới trộn cùng muối với tỉ lệ thích hợp. Muối tôm ngon hay không phụ thuộc nhiều vào tay nghề của người chế biến và những “tỉ lệ vàng” trong cách gia giảm nguyên liệu.
Thưởng thức muối tôm cũng đa dạng không kém. Đơn giản nhất là chấm xoài, ổi, me… hay lấy bánh tráng phơi sương cho muối vào cuốn lại cũng tạo nên hương vị khó có thể cưỡng lại được.

3. Bánh tráng phơi sương

Một loại bánh tráng rất riêng của vùng đất Tây Ninh mà ai có dịp thưởng thức đều khá trầm trồ khen ngợi chính là loại bánh tráng phơi sương. Để làm ra chiếc bánh tráng phơi sương nổi tiếng, người dân ở đây cũng vất vả không kém, nào chọn gạo, nào tráng bánh, nào nướng sơ rồi lại đem phơi cho ngấm sương mai.

Bánh tráng phơi sương
Cắn một cuốn bánh tráng phơi sương, cảm nhận đủ hương vị chua, cay, đắng, chát của rau, của đồ chua và vị thơm, ngon, béo, ngọt, mặn mà của thịt, dai dai của lớp bánh tráng, mới thấy được sự cầu kỳ của món ăn vốn được cho là thôn dã này.

4. Ốc xu núi Bà

Tây Ninh có các món ăn đặc sản bánh canh, bánh tráng phơi sương, muối ớt... rất nổi tiếng. Nơi đây còn một món ăn cũng khá ngon nhưng ít người biết, đó là món ốc xu núi Bà.

Ốc xu núi Bà
Dân quanh vùng núi Bà thường hay luộc ốc xu với sả hoặc hấp gừng để giữ được hương vị đặc trưng của ốc núi. Thịt ốc xu ăn nghe dai dai, giòn giòn, nhưng phải nhai thật chậm mới cảm nhận hết được vị ngọt của nó, đưa đẩy với tí rượu nếp sẽ thấy ốc xu đúng là đặc sản vùng núi này.

5. Nem bưởi

Nem bưởi là một trong những món ăn chay rất ngon làm từ vỏ bưởi và có từ lâu đời ở Tây Ninh. Nem bưởi vừa giản dị vừa sang trọng. một món ăn chua chua, ngọt ngọt, lại dai dai, nhai kĩ sẽ cảm nhận được hương vị bưởi đặc sắc.

Nem bưởi

Nguyên liệu làm nem bưởi, dĩ nhiên là… vỏ bưởi và đu đủ xanh bào nhuyễn phơi khô cùng vài loại gia vị đi kèm. Miếng nem ngon là miếng nem hồng hào, có độ dai vừa phải, có vị mặn mặn, chua chua, ngọt ngọt, cay nồng của tiêu, cay xé của ớt… tất cả tạo nên một hương vị đặc biệt của nem chay vỏ bưởi không lẫn vào đâu được.

6.  Bánh tráng me
  
Không quá đơn giản như bánh tráng muối ớt hay hỗn tạp bánh tráng trộn, bánh tráng me Tây Ninh hút hồn người ăn vặt bằng cái vị chua dịu của nước me chín, cái cay xé của ớt, mằn mặn và dai dai của bánh tráng, cái béo giòn của đậu phông rang…cứ thế vừa chấm, vừa nhai,vừa hít hà cái hương vị quyến rũ khó thể nào quên.

Bánh tráng me


HOA'S BLOG

1 comment :

  1. Năm 2019 này thật hạnh phúc với tôi vì Chúa đã cho tôi một lý do để sống hạnh phúc trở lại sau 3 tháng đau lòng khi chồng tôi bỏ bê tôi và quay lại với anh ta. Tôi đã chịu đựng và trải qua tất cả các loại tra tấn tình cảm vì tôi không thể nhận được sự giúp đỡ nào để lấy lại người đàn ông của mình cho đến khi tôi được đồng nghiệp của tôi giới thiệu cho tôi sự đảm bảo hoàn toàn về anh ta rằng anh ta có thể giúp đỡ với tôi. Tôi đã liên lạc với Tiến sĩ Wealthy và tôi nghe lời anh ta và làm theo hướng dẫn của anh ta. Bạn có thể tin rằng chồng tôi đã trở về nhà trong vòng 12 đến 16 giờ như anh ấy nói và hôm nay, cuộc hôn nhân của tôi được khôi phục và tôi rất biết ơn, đánh giá cao và biết ơn Chúa vì đã sử dụng Dr Wealthy để lấy lại người đàn ông của tôi sau 3 tháng hôn nhân tan vỡ. Có ai ở ngoài đó cần quay lại với anh ấy hoặc người yêu của cô ấy hoặc cần bất kỳ sự giúp đỡ nào không? Sau đó, tôi khuyên bạn nên liên hệ với Dr Wealthy ngay bây giờ thông qua ID email của anh ấy: wealthylovespell@gmail.com bạn cũng có thể WhatsApp anh ấy trên +2348105150446 để biết thêm thông tin. Chúa phù hộ bạn

    ReplyDelete